Tin tức

Các bệnh thường gặp ở lợn và cách điều trị hiệu quả nhất

0

Dịch bệnh ở lợn là điều không thể tránh khỏi trong chăn nuôi. Tuy nhiên, để hạn chế thiệt hại, giảm thiểu rủi ro khi nó tác động, bà con cần nắm chắc các kiến thức phòng trị. Chia sẻ về các bệnh thường gặp ở lợn và cách điều trị sẽ hữu ích cho bà con. 

Hướng dẫn điều trị các bệnh thường gặp khi nuôi lợn 

Bệnh dịch tả lợn

Đây là bệnh thường gặp ở lợn có tốc độ lây lan nhanh. Và gây thiệt hại nặng nề cho trang trại nếu không phòng kịp thời thời.

Nguyên nhân: do virus dịch tả lợn gây ta 

Triệu chứng: 

Bệnh nung từ 2 – 3 ngày. 

Ở thể cấp tính: lợn sốt trên 41 – 42 độ C, bỏ ăn, thích nằm chỗ tối, run rẩy, khát nước. Ở mắt của chúng chảy rỉ xanh hoặc trắng. Sau vài ngày nhiệt độ hạ xuống mức bình thường nhưng chúng có biểu hiện ỉa chảy dữ dội. Và chết do mất nước, kiệt sức sau 3 – 6 ngày. 

Triệu chứng của thể mãn tính diễn ra tương tự. Nhưng thời gian sống sót kéo dài 8  – 12 ngày. 

Lây lan: Chủ yếu lây lan qua đường tiêu hóa và sẽ phát triển tập trung vào các tháng mùa xuân. 

Cách phòng bệnh:

Tiêm phòng vacxin đúng lịch. 45 ngày tuổi tiêm 1 lần. Một năm tiêm hai lần cho cả đàn. Khả năng miễn dịch sau khi tiêm từ 7 – 14 ngày. Miễn dịch kéo dài 12 – 14 ngày.

Cách ly kịp thời những con bị bệnh. Lợn chết phải có hố chôn sâu, rắc vôi bột lên trên. Hoặc xử lý theo biện pháp của địa phương khi bùng dịch. 

Khi công bố dịch, nếu đàn lợn khỏe mạnh, lập tức phong tỏa chuồng nuôi. Rắc vôi bột khử trùng xung quanh chuồng trại. Phun thuốc sát trùng Cresyl 2% hoặc nước vôi 10%. 

Bệnh dịch tả lợn chưa có thuốc đặc trị. 

Bệnh phó thương hàn 

Nguyên nhân: do vi khuẩn phó thương hàn gây ra. Thường xảy ra ở lợn con 1 – 4 tháng tuổi.

Triệu chứng: 

Thời gian ủ bệnh: 2 – 3 ngày 

Thể cấp tính: lợn sốt cao, bỏ ăn, rét run từng con. Có những đám tụ huyết ở xung quanh mõm, chỏm tai, chân  như muỗi đốt. Đốm li ti nhanh chóng chuyển từ màu đỏ sang tím sẫm. 1 – 2 ngày sau lợn ỉa chảy dữ dội và chết sau 3 – 4 ngày nếu không được điều trị kịp thời.

Thể mãn tính kéo dài từ 15 – 20 ngày thì chết. 

Bệnh lây lan qua đường tiêu hóa, tỷ lệ chết 25%. Xảy ra chủ yếu vào mùa hè, ẩm ướt, nóng bức.

Cách điều trị:

Dùng thuốc kháng sinh Neomycin hoặc Tetracyclin  40 – 50mg/thẻ trọng, dùng liên tục 5 – 6 ngày.

Sử dụng Sulfamid kết hợp kháng sinh từ 5 – 6 ngày, liều lượng giảm dần khi chúng hồi phục sức khỏe.

Hạn chế cho ăn thức ăn có nhiều chất xơ, chủ yếu là ăn thức ăn dạng lỏng. 

Bệnh lợn con ỉa phân trắng 

Nguyên nhân: Do các chủng vi khuẩn Escherichia coli gây ra. Có thể mắc khi lợn mới được vài ngày tuổi. 

Triệu chứng:

Lợn con bắt đầu có biểu hiện ỉa chảy phân trắng cứt cò do sữa không tiêu được. Ỉa chảy làm lợn con mất sức, nằm run rẩy, mắt trúng, bỏ bú mẹ. Và sẽ chết sau 3 – 5 ngày bị bệnh nếu không được điều trị kịp thời

Tỷ lệ chết ở lợn con mắc bệnh ỉa chảy 40 – 80%. 

Nếu vừa bị ỉa chảy, vừa bị phó thương hàn hoặc virus khác, tỷ lệ chết 100% trong 1 – 2 ngày. 

Điều trị:

SỬ dụng một trong các loại thuốc kháng sinh: Tetracyclin (30 – 50mg/1kg thể trọng), Enrofloxacin (30mg/1kg thể trọng), Colistin (30 – 50mg/1kg thể trọng)… cho chúng uống liên tục 3 – 5 ngày.

Có thể dùng lá ổi, lá sim để trị bệnh ỉa chảy cho lợn con. Dùng 100g lá ổi đun với 1 lít nước, gạn lại 500ml cho chúng uống hàng ngày. Liều lượng 12ml/ 1 con/ngày. 

Bí quyết nuôi lợn sạch ít bệnh, nâng cao giá trị kinh tế 

Dịch bệnh gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho các trang trại chăn nuôi. Điển hình những tháng cuối năm 2019, dịch tả lợn Châu Phi bùng phát mạnh đã khiến hàng loạt trang trại phải thiêu hủy cả đàn. 

Vì vậy, chủ trang trại nên chủ động trong việc phòng trị bệnh, phòng ngừa các nguồn lây lan dịch bệnh có thể từ bên ngoài. Một trong những bí quyết quan trọng là tự chế biến thức ăn nuôi lợn ngay trong trang trại của mình, xây dựng mô hình chăn nuôi lợn sạch khép kín. 

Lợi ích khi tự làm thức ăn cho lợn tại chuồng nuôi:

Tận dụng nguyên liệu, phụ phẩm như thóc, ngô, khoai sắn, cua, ốc, bã đậu, bỗng rượu, bột cá, bột xương,… tiết kiệm chi phí 

Có thể kiểm soát chất lượng và mức độ an toàn của nguyên liệu đầu vào. 

Sản xuất khép kín trong trang trại, hạn chế tối đa nguồn lây lan dịch bệnh từ bên ngoài.

Chủ động kết hợp thêm thảo mộc quanh nhà trộn với cám viên tự chế để nuôi lợn, tăng sức đề kháng cho chúng. 

Đây là phương pháp nuôi lợn sạch được khuyến khích, tăng giá trị chất lượng thịt lợn ở đầu ra. 

Hãng 3A sáng chế, chế tạo ra nhiều thiết bị hỗ trợ trang trại tự làm cám viên tại nhà: máy nghiền ngô, hạt ngũ cốc; máy trộn thức ăn chăn nuôi 3A, máy ép cám viên 3A… Trang trại lớn có thể lắp đặt theo dây chuyền. Nông hộ nhỏ có thể cân nhắc sử dụng máy ép cám viên để tối ưu chi phí. Bởi vì chiếc máy ép cám viên rẻ nhất của 3A chỉ giao động từ 6.000.000 đồng, năng suất làm việc đạt đến 30 – 60kg/giờ. 


Trên đây là tổng hợp các bệnh thường gặp ở lợn và cách điều trị. Hi vọng chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp trang trại chăn nuôi thành công. 

Rate this post

Tóm tắt nhanh gọn cách đặt hàng taobao không cần tua

Previous article

Tìm hiểu về bộ âm thanh hội trường Nanomax

Next article

You may also like

Comments

Leave a reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

More in Tin tức