Tin tức

Đọc bảng chữ cái tiếng Nhật Katakana siêu dễ khi nắm bắt các mẹo hay mà bạn nên biết

0

Đọc bảng chữ cái tiếng Nhật cũng giống như dạy con học tiếng mẹ đẻ vậy. Bạn cần phải bỏ thời gian công sức và luyện tập thường xuyên để có được kết quả tốt nhất. Vậy làm sao để cải thiện quá trình đọc bảng chữ Nhật nhanh và nhớ lâu. Cùng Thanh Giang tìm hiểu về mẹo hay qua bài viết sau nhé!

Mục đích của việc học đọc bảng chữ cái tiếng Nhật

Hiện nay, rất nhiều bạn trẻ khi tìm hiểu về tiếng Nhật đều có rất nhiều thắc mắc. Trong đó, cách đọc bảng chữ cái tiếng Nhật là câu hỏi mà Thanh Giang được nghe từ các bạn là chủ yếu.

Trên thực tế, việc học đọc bảng chữ Nhật để mọi người có thể giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ chung. Thông qua đó, người Nhật có thể hiểu được đối phương nói gì và biểu đạt gì nhờ hệ thống sử dụng bảng chữ chung.

Bên cạnh đó, việc học đọc bảng chữ Nhật cũng là cách để người Nhật tự hào về dân tộc của mình khi có ngôn ngữ chung của riêng mình thay vì phải đi vay mượn từ Hán để giao tiếp với nhau như trước đây.

Hướng dẫn cách đọc bảng chữ cái tiếng Nhật Katakana dễ nhớ

đọc bảng chữ cái tiếng nhật

Sau khi xác định được mục đích của việc đọc bảng chữ cái tiếng Nhật Katakana nói chung. Chắc hẳn, bạn sẽ hiểu được giá trị mà chúng đem lại. Vậy làm sao để có cách đọc chuẩn nhất về bảng tiếng Nhật Katakana. Hãy cùng điểm qua cách đọc sau:

>>> Đối với hàng nguyên âm ア- イ –  ウ – エ – オ

Trong bảng Katakana, hàng nguyên âm có cách đọc tương tự như bảng Hiragana. Cụ thể:

– Nguyên âm ア: sẽ được đọc là “a” như trong tiếng Việt

– Nguyên âm  イ: được phát âm là “i”

– Nguyên âm  ウ: trong bảng Katakana được đọc là “u”. Đối với nguyên âm này, ta sẽ thấy không chỉ về cách đọc, về cách viết cũng tương đối giống với nguyên âm う trong Hiragana.

– Nguyên âm  エ: đọc là “e”

– Nguyên âm  オ: có cách phát âm là “o”

>>> Đối với hàng k

Hàng k bao gồm các chữ cái sau: カ – キ – ク – ケ – コ

Đối với cách đọc của hàng k, bạn chỉ cần thêm chữ “k” vào đằng trước cách đọc tương ứng của hàng nguyên âm sẽ ra được cách đọc của hàng k. Ví dụ:

 – Với カ: khi ghép chữ “k” vào đằng trước cách đọc của cột nguyên âm “a” ta sẽ có cách đọc tương ứng là “ka”

– Với âm キ của hàng k, ta làm tương tự bằng cách ghép chữ “k” vào đằng trước cách đọc ta có âm tương ứng là “ki”. Nếu để ý kỹ, bạn có thể dễ dàng nhận thấy, ngoài cách đọc âm キ trong bảng Katakana tương ứng giống với âm き trong bảng Hiragana.

Khi bạn liên tưởng sâu bạn sẽ thấy, cả 2 âm này đều giống như hình ảnh của chiếc chìa khóa. Do vậy, để việc ghi nhớ được lâu hơn, bạn có thể nhóm các từ có cách đọc tương ứng hay có hình ảnh minh họa giống nhau để lưu trữ được nhiều thông tin về cách đọc và viết chữ Nhật.

– Làm tương tự với các âm khác trong hàng k ta sẽ có cách đọc lần lượt là: ク(ku), ケ(ke), コ(ko).

>>> Đối với hàng s

Tương tự như hàng k, ta sẽ có các chữ lần lượt thuộc hàng s như sau: サ – シ – ス – セ – ソ.

+ Về cách đọc các âm hàng s:

– サ,  シ,  ス, セ, ソ lần lượt sẽ có cách đọc tương ứng là sa, shi, su, se, so.

– Đối với hàng s, bạn sẽ thấy các trường hợp đặc biệt của hàng s sẽ giống với các trường hợp bên bảng Hiragana. Chẳng hạn như:

Khi thêm dấu (“) vào bên phải phía trên của chữ trong hàng s. Thay vì đọc như thông thường, bạn sẽ đọc là “tenten” và tương ứng mỗi âm sẽ có cách đọc lần lượt như sau:

ザ、ジ、ズ、ゼ、ゾ khi thêm “tenten” vào sẽ có cách đọc tương ứng lần lượt là: za, ji, zu, ze, zo.

>>> Đối với hàng t

Hàng t bao gồm các âm chính sau: タ – チ – ツ – テ – ト. Đối với hàng t, ta cũng áp dụng quy tắc đọc như hàng s. Cụ thể, ta chỉ cần thêm âm t vào đằng trước các nguyên âm sẽ có cách đọc tương ứng của hàng t. Tức là:

– Với các âm của hàng t: タ, チ, ツ, テ, ト khi thêm âm t vào đằng trước ta có cách đọc lần lượt là ta, chi, tsu, te, to.

>>> Đối với hàng n

Khi thêm âm “n” vào đằng trước các nguyên âm, ta sẽ có cách đọc tương ứng của hàng n theo từng cột nguyên âm như sau:

–  Với âm ナ: áp dụng quy tắc thêm n vào đằng trước ta có cách đọc là “na” 

– Đối với âm 二 : ta có cách đọc tương ứng là “ni”

– Âm ヌ: khi thêm âm n vào đằng trước sẽ được đọc là “nu”

– Với âm ネ: được đọc là “ne”

– Với âm ノ: thêm n đằng trước ta có cách đọc tương ứng là “no”.

>>> Đối với hàng h

Nhìn chung, các âm ở hàng h trong bảng Katakana có cách đọc tương ứng với các âm ở hàng h trong bảng Hiragana và chúng chỉ khác nhau về cách viết. Đó là:

– ハ : Có cách đọc tương ứng là “ha”

– ヒ: khi thêm âm h vào liền trước có cách đọc là “hi”

– Chúng ta cũng làm tương tự với các âm khác: フ, ヘ,  ホ. Như vậy, chúng ta có cách đọc tương ứng là hu, he, ho.

>>> Đối với hàng m

Về cơ bản, hàng m cũng theo quy tắc thông thường. Đó là, khi thêm âm “m” vào phía liền trước cách phát âm của hàng nguyên âm, ta sẽ có cách đọc âm ghép tương ứng. Cụ thể:

– マ được đọc là “ma”

– ミ thêm m đằng trước có cách đọc tương ứng là “mi”

– Tương tự với các âm ム, メ, モ ta có cách đọc lần lượt là mu, me, mo tương ứng.

>>> Đối với hàng r

 Hiện tại, hàng âm r bao gồm các âm sau: ラ – リ – ル – レ – ロ. Trong đó:

– Âm ラ: sau khi thêm âm “r” vào đằng trước sẽ có cách đọc tương ứng là “ra”

– Âm リ: tương tự như âm ラ, khi thêm “r” vào phía liền trước nguyên âm tương ứng ta có cách đọc là “ri”. Tương tự, làm với các âm còn lại ta có cách đọc các âm ル – レ – ロ lần lượt là ru, re, ro.

>>> Cách đọc các âm ワ – ヲ – ン

– Đối với âm ワ: ta có cách đọc tương ứng là “wa”

– Với âm ヲ: được phát âm thành “yo”

– Với âm ン: được đọc là ừn.

Nhìn chung, học đọc bảng chữ cái tiếng Nhật Katakana dài hay ngắn phụ thuộc vào khả năng tiếp thu của mỗi người. Tuy nhiên, Thanh Giang mong rằng, với chia sẻ của mình ở trên sẽ giúp bạn đọc có thể cải thiện khả năng tiếp thu bài một cách tốt nhất. Nếu bạn cần thêm bất kỳ sự trợ giúp nào từ  Du học Nhật Bản Thanh Giang, hãy liên hệ ngay để được tư vấn nhé!

TƯ VẤN CHI TIẾT: LIÊN HỆ NGAY VỚI CÁC TƯ VẤN VIÊN CỦA THANH GIANG
Hotline: 091 858 2233

>>> Website: http://duhoc.thanhgiang.com.vn/
>>> Fanpage: 
https://www.facebook.com/duhoc.thanhgiang.com.vn
https://www.facebook.com/xkldthanhgiangconincon
>>> Page Zalo: https://zalo.me/1869280408691818520
>>> Tiktok:
https://www.tiktok.com/@duhocnhatbanthanhgiang
https://www.tiktok.com/@duhocnhatbanthanhgiang
https://www.tiktok.com/@xkldnhatbanthanhgiang
>>> Email: duhoc@thanhgiang.com.vn

>>>Có thể bạn quan tâm:

Rate this post

Vi khuẩn HP có tự hết không – Trả lời từ chuyên gia nước ngoài

Previous article

Đặc tính của đường Bollinger Band là như thế nào?

Next article

You may also like

Comments

Leave a reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

More in Tin tức