Sức khỏe

Độ tuổi nào dễ mắc bệnh sa sút trí tuệ nhất?

0

Bệnh sa sút trí tuệ là chứng bệnh không còn quá xa lạ đối với chúng ta hiện nay. Căn bệnh đang là mối lo ngại rất lớn đối với nhiều người. Vậy độ tuổi nào dễ mắc phải bệnh nhất? Để hiểu rõ hơn về bệnh chúng ta cùng tìm hiểu thông qua bài viết bên dưới nhé.

Độ tuổi nào dễ mắc bệnh sa sút trí tuệ nhất?

Các trường hợp dễ mắc bệnh sa sút trí tuệ

Đối với những người mắc phải những yếu tố sau đây sẽ rất dễ bị sa sút trí tuệ:

  • Tăng huyết áp ở độ tuổi trung niên thường sẽ rất dễ có nguy cơ sa sút trí tuệ, thậm chí là bệnh Alzheimer. Bởi vì tăng huyết áp sẽ liên quan đến quá trình thoái hóa thần kinh hoặc là gây ra teo não cho người bệnh. Đối với những người ở lứa tuổi già thường huyết áp thấp sẽ là một báo hiệu cho căn bệnh sa sút trí tuệ sắp đến.

Độ tuổi nào dễ mắc bệnh sa sút trí tuệ nhất?

  • Đối với những trường hợp béo phì ở độ tuổi trung niên cũng sẽ có nguy cơ liên quan đến bệnh sa sút trí tuệ khi về già. Đái tháo đường sẽ gây tăng nguy cơ sa sút trí tuệ.
  • Bệnh mạch máu não như nhồi máu não đa ổ, đột quỵ cũng là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây nên sa sút trí tuệ sau đột quỵ. Hoặc bệnh tim, bệnh tim mạch thường phối hợp với tăng nguy cơ sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer.
  • Chế độ ăn uống không hợp lý cũng sẽ dẫn đến bệnh bùng phát, một số nghiên cứu cho thấy có liên quan giữa chế độ ăn nhiều mỡ bão hòa với tăng nguy cơ bị bệnh Alzheimer.
  • Nếu những ai uống quá nhiều rượu cũng sẽ có thể gây sa sút trí tuệ và làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ do mạch máu.

Cách phát hiện bệnh sa sút trí tuệ dễ dàng

Khi mắc phải bệnh sa sút trí tuệ người bệnh sẽ thường có rất nhiều biểu hiện đa dạng nhưng nổi bật nhất là giảm trí nhớ. Giảm trí nhớ là biểu hiện thể hiện rõ nét nhất của căn bệnh này. Ở thời gian đầu bệnh sẽ nhẹ hơn nhưng từ từ sẽ nặng dần sau đó mất đi khả năng nhận thức và trí tuệ trong vòng 2 đến 10 năm.

Vào giai đoạn đầu của thời kỳ mất trí nhớ, người bệnh sẽ có biểu hiện như là nhắc đi nhắc lại một câu hỏi nào đó, thậm chí chỉ cách nhau vài phút nhưng vẫn bị quên lãng. Đôi khi người bệnh bị quên mất đi đồ cá nhân của mình, không nhận thức được rằng mình đã bỏ chúng ở đâu.

Độ tuổi nào dễ mắc bệnh sa sút trí tuệ nhất?

Vào giai đoạn trung gian thì người bệnh sẽ bắt đầu cảm thấy khó khăn hơn, họ cảm thấy không làm được công việc hàng ngày của mình nữa. Chẳng hạn như những việc làm đơn giản vệ sinh cá nhân, tắm rửa, giặt quần áo,… họ không còn đủ tỉnh táo để làm những công việc riêng tư ấy một mình như trước đây nữa. Bệnh nhân còn mất khả năng thu nhận thông tin và có thể đi lạc ngay cả khi trong nhà mình.

Ở giai đoạn nặng hơn thì người bệnh sẽ hoàn toàn bị lệ thuộc vào người khác trong tất cả mọi chuyện. Họ không còn đủ tỉnh táo để giải quyết vấn đề nữa, giống như việc ăn uống, đại tiện, tắm rửa và đi lại họ đều phải trông cậy vào những người thân ở bên cạnh mình. Đáng buồn hơn là họ không còn nhận biết được người thân trong gia đình nữa, ngay giai đoạn này họ đã không thể đi lại được, nằm liệt một chỗ.

Trên đây là những thông tin về căn bệnh sa sút trí tuệ, độ tuổi dễ mắc bệnh, những dấu hiệu cho thấy người đang mắc bệnh đã được diễn giải khá rõ ràng. Hy vọng rằng mọi người sẽ nắm bắt được thông tin kịp thời, nhanh chóng nhất để bảo vệ sức khỏe của mình nhé!

Có thể bạn quan tâm

Mẹo giảm cân cực hay tai nhà cho chị em

Làm sao để giải quyết vấn đề rau sạch cho gia đình bạn

Rate this post

Những ưu và nhược điểm của xe Future

Previous article

Lợi ích của sàn gỗ Thái Lan cho các công trình nội thất tại Việt Nam

Next article

You may also like

Comments

Leave a reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

More in Sức khỏe